Tin tức & Sự kiện

[QT-KTQT] Tọa đàm đánh giá chương trình đào tạo và chuẩn đầu ra 2024 – Ngành Luật Kinh tế

Vào ngày 12/3/2024, khoa Quản trị - Kinh tế Quốc tế đã tổ chức Tọa đàm đánh giá chương trình đào tạo và chuẩn đầu ra của ngành Luật Kinh tế. Với sự tham gia của:

- Thầy TS. Nguyễn Văn Tân - Trưởng khoa Quản trị - Kinh tế Quốc tế;

- Cô ThS. Tạ Thị Thanh Hương – Phó Trưởng khoa Quản trị - Kinh tế quốc tế;

- Cô ThS. Huỳnh Thị Như Hiếu - Trưởng Bộ môn Luật Kinh doanh - Thương mại;

- Cô ThS. Vũ Thị Thanh Huyền - Trưởng Bộ môn Luật Tài chính - Ngân hàng.

Cùng với quý thầy cô là giảng viên, nhân viên và các vị khách mời từ nhiều đơn vị. Buổi tọa đàm cũng đã diễn ra thành công tốt đẹp và nhận được nhiều đóng góp, cập nhật được nhiều điểm mới nhằm mục đích cải thiện và nâng cao chất lượng đào tạo tại khoa Quản trị - Kinh tế Quốc tế.

Đồng hành cùng với khoa và các bạn sinh viên, khoa Quản trị - Kinh tế Quốc tế rất hân hạnh khi đón tiếp các quý vị khách mời vô cùng đặc biệt đến từ các đơn vị:

  • - Ông Nguyễn Trúc Thiện - Thẩm phán TAND TP. Biên Hòa 
  • - Ông Đoàn Văn Trâm - Đoàn Luật sư tỉnh Đồng Nai
  • - Ông Bùi Sỹ Tấn Lộc - Cựu sinh viên
  • Cô ThS. Huỳnh Thị Như Hiếu - Trưởng Bộ môn Luật Kinh doanh - Thương mại đã giới thiệu về chương trình đào tạo của ngành với các quý vị khách mời. Và sau khi giới thiệu các quý vị chuyên gia đã tích cực đóng góp ý kiến và đưa ra một số giải pháp để cải thiện và nâng cao chất lượng đào tạo của ngành Kinh doanh quốc tế phù hợp với xu thế hiện nay, cũng như đưa ra một số công thức cho các quý giảng viên cũng như các bạn sinh viên để thay đổi tư duy và củng cố lại việc học tập hiệu quả hơn cho sinh viên. 

Theo ông Nguyễn Trúc Thiện, các môn như Tư tưởng Hồ Chí Minh, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Luật Hiến pháp cần được sắp xếp học những học kỳ đầu để có sự logic, thống nhất với các môn học sau. Môn Công pháp quốc tế và Tư pháp quốc tế nên sắp xếp học cùng một học kỳ vì hai môn này bổ trợ cho nhau, có những quy định cần đối chiếu với nhau. Ngoài ra, môn Anh văn chuyên ngành cũng cần đưa vào học kỳ 1 hoặc 2, để sắp xếp các môn luật vào các học kỳ chuyên sâu.

Theo ông Đoàn Văn Trâm, ở học kỳ 2 nên học Luật Hiến pháp trước, Luật Hành chính sau sẽ logic hơn. Luật hành chính học sau Luật Dân sự, khi sinh viên đã nắm kiến thức pháp lý cơ bản, môn Tố tụng dân sự nên sắp xếp cho học sớm hơn, sau đó đến Thi hành án. Ngoài ra, nên tách hai nội dung này thành hai môn riêng, vì nội dung về thi hành án dân sự trong thực tế hay gặp những vấn đề liên quan như pháp chế doanh nghiệp. Môn Kỹ thuật soạn thảo văn bản nên là môn bắt buộc vì sinh viên hay gặp những vấn đề có liên quan trong thực tiễn, Khoa có thể xem xét để lồng ghép vào môn Kỹ thuật soạn thảo hợp đồng thương mại. Môn Tố tụng hình sự nên là môn bắt buộc, vì hình sự, tố tụng hình sự là luật khung, luật cơ bản. Môn Tư duy pháp lý học ở những học kỳ đầu gây khó khăn cho sinh viên khi sinh viên chưa nắm kiến thức về luật.

Theo Ông Bùi Sỹ Tấn Lộc, môn Phương pháp nghiên cứu luật học nên bố trí cho sinh viên học vào học kỳ 5 hoặc 6 để chuẩn bị cho học kỳ 7 sinh viên làm nghiên cứu khoa học. Khoa có thể xem xét để ghép hai nội dung luật hình sự và tố tụng hình sự thành cùng một môn học. Ngoài ra, nên bổ sung môn Luật an toàn và vệ sinh lao động vì đây là vấn đề cần được doanh nghiệp quan tâm trong quá trình kinh doanh, sản xuất, sử dụng lao động.

Sau khi các vị chuyên gia đóng góp ý kiến thì các bạn sinh viên cũng đã tích cực phát biểu những thắc mắc bấy lâu nay của mình để cho các vị chuyên gia giải đáp những thắc mắc đó. Đưa ra các giải pháp hỗ trợ cho các bạn sinh viên, giúp các bạn ngày càng phát triển bản thân mình hơn.

Sau một khoảng thời gian chia sẻ với nhiều nội dung đáng ghi nhận thì buổi tọa đàm đã kết thúc tốt đẹp. Và các quý thầy cô cũng như các bạn sinh viên đã nhận được nhiều bài học và giá trị đến từ các vị chuyên gia. Và tất cả mọi người quyết tâm cùng nhau nâng cao chất lượng giảng dạy và đào tạo nhiều thế hệ nối tiếp tương lai một cách chất lượng và hiệu quả nhất phù hợp với xu thế.

Khoa Quản Trị KTQT

đào tạo, chương trình, đầu ra, quản trị, kinh doanh, quốc tế


      • Địa chỉ: Số 10, Huỳnh Văn Nghệ, P. Bửu Long, Tp. Biên Hòa - Tỉnh Đồng Nai
      • Điện thoại: 0251 3952 778
      • Email: lachong@lhu.edu.vn
      • © 2023 Đại học Lạc Hồng
        16,394,058       0/301,375