Tuyển sinh Đại học

Ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí (Cơ điện tử) học những gì? Ra trường làm gì? Làm ở đâu? Phương thức xét tuyển như thế nào?

1. Mã ngành: 7.51.02.01

 

  • 2. Thời gian đào tạo:
  •    - Đại học: 4 năm
  •    - Liên thông từ Cao đẳng lên Đại học: 1,5 năm
  •    - Liên thông từ Trung cấp lên Đại học: 2 năm
  •    - Văn bằng 2: 2 năm
  • 3. Công nghệ Kỹ thuật cơ khí (Cơ điện tử) là gì?
  • Công nghệ Kỹ thuật cơ khí (Cơ điện tử) là sự kết hợp của kỹ thuật cơ khí, kỹ thuật điện tử và kỹ thuật máy tính. Đây là ngành rất quan trọng và không thể thiếu trong sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại. Ngành Công nghệ Kỹ thuật cơ khí (Cơ điện tử) phát triển tối đa tư duy hệ thống trong thiết kế và phát triển sản phẩm để tạo ra những sản phẩm mới có những tính năng vượt trội. Robot chính là một sản phẩm tiêu biểu của kỹ thuật cơ khí (Cơ điện tử).
  • 4. Ngành Công nghệ Kỹ thuật cơ khí (Cơ điện tử) học những gì?
  • Sinh viên theo học ngành Công nghệ Kỹ thuật cơ khí (Cơ điện tử) được trang bị khối kiến thức nền tảng, chuyên sâu về thiết kế, chế tạo và cải tiến các sản phẩm cơ khí; khả năng vận hành, lắp ráp, bảo trì các thiết bị cơ khí trong quá trình sản xuất; hệ thống sản xuất tích hợp máy tính; hệ thống khí nén – thủy lực; vi điều khiển; hệ thống điều khiển nhúng; hệ thống đo lường và điều khiển thông minh; kiến thức về cảm biến, robot,...

  • Sinh viên LHU thành công đến từ khổ luyện
  • 5. Học ngành Công nghệ Kỹ thuật cơ khí (Cơ điện tử) ra trường làm gì? Làm ở đâu?
  •    - Kỹ sư vận hành, bảo trì, thiết kế, sửa chữa máy móc, thiết bị cơ khí tại các đơn vị sản xuất, kinh doanh, dịch vụ về cơ khí phục vụ an ninh, quốc phòng, ô tô, tàu thủy, hàng không,…
  •    - Chuyên gia tư vấn, cán bộ quản lý, điều hành kỹ thuật hoặc nghiên cứu viên tại các công ty, nhà máy, xí nghiệp, các trường, viện nghiên cứu trong lĩnh vực dịch vụ kỹ thuật có liên quan đến cơ khí,…
  •    - Sinh viên có khả năng thiết kế, sáng tạo các sản phẩm cơ điện tử: Máy móc, thiết bị, các hệ thống, dây chuyền sản xuất tự động;
  •    - Có khả năng tiếp cận, khai thác, ứng dụng các sản phẩm cơ điện tử của các nước tiên tiến trên thế giới và vận hành, bảo trì, bảo dưỡng, kế thừa, phát triển trên cơ sở các sản phẩm đã có;
  •    - Có thể tự mở xưởng sản xuất, sáng chế máy móc,...
  • 6. Học ngành Công nghệ Kỹ thuật cơ khí (Cơ điện tử) bạn cần những tố chất và kỹ năng gì?
  •    - Cẩn thận, kiên trì, nhẫn nại;
  •    - Năng động, có đam mê khoa học kỹ thuật; giỏi về các môn tự nhiên;
  •    - Thích tìm tòi học hỏi, yêu thích các thiết bị điện tử;
  •    - Có tinh thần hợp tác; có kỹ năng tư duy sáng tạo, có kỹ năng làm việc nhóm,…
  • 7. Ngành Công nghệ Kỹ thuật cơ khí (Cơ điện tử) xét tuyển bằng phương thức nào?
  • 8. Tổ hợp môn xét tuyển ngành Công nghệ Kỹ thuật cơ khí (Cơ điện tử) gồm:
  •    - Toán, lý, hóa (A00)                      
  •    - Toán, lý, anh văn (A01)
  •    - Toán, văn, lý (C01)                      
  •    - Toán, văn, anh văn (D01)
  • 9. Đăng ký xét tuyển trực tuyến TẠI ĐÂY 
  • 10. Tài nguyên
  •    - Tài liệu tham khảo
  •    - Giáo trình bài giảng
  •    - Phòng thí nghiệm
  • 11. Tìm hiểu thêm về cơ sở vật chất và đội ngũ giảng viên Khoa Cơ điện - Điện tử, Trường Đại học Lạc Hồng
  • Các bạn vui lòng truy cập vào link sau: http://codien.lhu.edu.vn/
  • Trên đây là những thông tin về ngành Công nghệ Kỹ thuật cơ khí (Cơ điện tử) dành cho thí sinh yêu thích, mong muốn lựa chọn, theo đuổi ngành học này, các bạn thí sinh muốn kịp thời bắt nhịp với “tâm điểm của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0” hãy nhanh chóng lựa chọn cho mình ngành Công nghệ Kỹ thuật cơ khí (Cơ điện tử) của Trường Đại học Lạc Hồng nhé!
A.K - TT.TS&QHCC - ĐH Lạc Hồng

Công nghệ kỹ thuật cơ khí, Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử


      • Địa chỉ: Số 10, Huỳnh Văn Nghệ, P. Bửu Long, Tp. Biên Hòa - Tỉnh Đồng Nai
      • Điện thoại: 0251 3952 778
      • Email: lachong@lhu.edu.vn
      • © 2023 Đại học Lạc Hồng
        17,604,146       0/616,806