Operations

Sustainable Development  »  Operations


CONTENTS

    Đào tạo giảng viên, định hình tương lai của Ngành vi mạch

    Đào tạo vi mạch, nền tảng cho sự phát triển công nghệ tại Việt Nam 

    Trong bối cảnh phát triển không ngừng của công nghệ, việc nắm bắt và thích nghi với những xu hướng mới là điều không thể phủ nhận, đặc biệt là trong lĩnh vực vi mạch - một lĩnh vực mang tính quyết định đối với sự tiến bộ của ngành công nghiệp điện tử và công nghệ thông tin. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường lao động, việc cử giảng viên tham gia khoá đào tạo chuyên sâu về vi mạch không chỉ là một bước quan trọng mà còn là một cơ hội đặc biệt cho sự phát triển bền vững của giáo dục và công nghệ tại các trường đại học.

    lhu

    Nghi thức ghi nhận sự ra đời của Trung tâm thiết kế vi mạch tại LHU, Đồng Nai

    Đầu năm 2024, dưới sự chỉ đạo của Đ/c Nguyễn Hồng Lĩnh – UVBCH TW Đảng – Bí thư tỉnh ủy Đồng Nai, Trường Đại học Lạc Hồng (LHU) và Công ty cổ phần giáo dục quốc tế SUN EDU thực hiện ký kết hợp tác chiến lược về việc xây dựng Trung tâm thiết kế vi mạch tại Trường Đại học Lạc Hồng. Đây sẽ là Trung tâm thiết kế vi mạch đầu tiên tại Đồng Nai.

    Nâng cao chất lượng giáo dục trong nhu cầu Ngành vi mạch

    Song song đó, thông qua một sự hợp tác đầy tiềm năng giữa các trường đại học và công ty Synopsys - một trong những nhà cung cấp hàng đầu thế giới về công nghệ vi mạch, một chương trình đào tạo độc đáo đã được triển khai. Theo đó, Synopsys tài trợ đào tạo miễn phí cho một giảng viên từ mỗi trường đại học tham gia khoá học kéo dài 4 tháng tại trụ sở của công ty tại Quận 7, TP. Hồ Chí Minh. Sau đó, các giảng viên được yêu cầu phải có mặt tại Synopsys làm việc toàn thời gian từ 7h – 17h mỗi ngày và ít nhất 03 ngày/tuần. Đợt này, thạc sĩ Lê Hoàng Anh – Phó Trưởng Khoa Cơ điện điện tử, LHU nhận “trọng trách” tham gia khoá học, khởi sự cho nguồn nhân lực sẽ vận hành Trung tâm thiết kế vi mạch tại LHU trong tương lai.

    LHU

    LHU làm việc cùng đại diện Tập đoàn Synopsys

    Ngoài ra, khóa đào tạo có sự tham gia của các giảng viên từ các trường đại học hàng đầu như: Đại học Bách Khoa, Đại học Công nghệ Thông tin, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Việt Đức và Đại học Lạc Hồng. Chương trình này không chỉ là một cơ hội cho cá nhân mà còn là một bước tiến quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của ngành vi mạch và giáo dục ở Việt Nam.

    lhu

    Ths. Lê Hoàng Anh - Phó trưởng Khoa Cơ điện Điện tử LHU (phải) 

    được đề cử tham gia khóa đào tạo kiến thức chuyên sâu dành cho giảng viên về lĩnh vực vi mạch

    Mục tiêu của khoá đào tạo này không chỉ đơn thuần là cung cấp kiến thức về công nghệ thiết kế vi mạch mà còn là hướng dẫn cách áp dụng kiến thức này vào việc xây dựng chương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu thực tế của người học tại các trường đại học. Những giảng viên tham gia sẽ được hỗ trợ từ tài liệu và các chuyên gia hàng đầu của Synopsys. Từ đó có cơ hội tự nghiên cứu và thực hành trên các dự án thực tế.

    lhu

    Tập đoàn Synopsys hỗ trợ đào tạo nhân lực vi mạch bán dẫn tại Đại học Lạc Hồng

    Quan trọng hơn, sau khi hoàn thành khoá học, các giảng viên sẽ không chỉ có được kiến thức chuyên sâu mà còn được khuyến khích tự xây dựng chương trình đào tạo cho ngành học tại trường mình, dựa trên nguồn dữ liệu và kinh nghiệm từ Synopsys. Điều này không chỉ giúp nâng cao chất lượng giáo dục mà còn tạo ra một mạng lưới các chuyên gia đào tạo vững mạnh về thiết kế vi mạch, từ đó lan rộng sự phát triển của ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn.

    Bằng việc hỗ trợ máy tính và quyền truy cập vào nguồn tài liệu và phần mềm hàng đầu của Synopsys, các giảng viên sẽ được trang bị đầy đủ công cụ để thúc đẩy sự tiến bộ trong việc nghiên cứu và giảng dạy, từ đó đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của thị trường lao động và góp phần vào sự phát triển bền vững của ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn.

     


    • Address: 10 Huynh Van Nghe street, Buu Long ward, Bien Hoa city, Dong Nai province.
    • Tel: 0251 3952 778
    • Email: lachong@lhu.edu.vn
    • © 2023 Lac Hong University
      10,005       1/467