Thông tin Khoa học & Kỹ thuật

Ngộ độc thực phẩm, triệu chứng, hướng dẫn sơ cứu và vai trò của ngành Quản lý chất lượng và An toàn thực phẩm trong công tác bảo vệ an toàn thực phẩm

Ngộ độc thực phẩm là gì ?

Theo BVĐK Tâm Anh. Ngộ độc thực phẩm hay còn gọi là ngộ độc thức ăn hoặc trúng thực là tình trạng người bệnh bị trúng độc, ngộ độc do ăn uống phải những thức ăn, nước uống bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc hoặc những thức ăn bị biến chất, ôi thiu, những chất bảo quản, phụ gia vượt quá liều lượng cho phép,…

Nếu ngộ độc ở mức nhẹ người bệnh có thể khỏe sau vài ngày. Trong trường hợp nặng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí có thể ảnh hưởng đến tính mạng nếu không được chữa trị kịp thời.

Những nguyên nhân thường gây ngộ độc thực phẩm gồm:

Vi khuẩn Salmonella (vi khuẩn gây bệnh thương hàn) gây ra các triệu chứng buồn nôn, nhức đầu, choáng váng, sốt và tiêu chảy.

Độc tố tụ cầu Staphylococcus có trong sữa, thịt gia cầm chưa nấu chín gây chóng mặt, buồn nôn, đau đầu, mạch đập nhanh, tiêu chảy.

Độ tố vi khuẩn Clostridium botulinum trong thịt cá bị ươn, ôi thiu phá hủy hệ thần kinh trung ương và hành tủy, gây tử vong.

Độc tố vi nấm Aflatoxin trên các loại hạt như lạc, đậu nành, hướng dương, điều, ngô; các loại bột từ những hạt này khi bị nấm mốc.

Các loại virus viêm gan A (HAV) và Norwalk trong các loại thực phẩm như rau sống, thức ăn chế biến nguội; các loại nhuyễn thể như sò, ốc, hến sống ở vùng nước bẩn.

Sán lá gan nhỏ trong các món ăn chế biến từ gỏi cá sống, cá nướng, ốc chưa luộc chín.

Các kim loại nặng như asen, chì, thủy ngân, selenium lẫn trong thực phẩm.

Tồn dư của thuốc bảo vệ thực vật.

Các chất phụ gia, chất bảo quản thực phẩm không được phép sử dụng, hoặc dùng quá liều lượng, quá thời hạn,…

Triệu chứng khi bị trúng thực

Ngộ độc thức ăn (trúng thực) có thể xảy ra sau khoảng vài phút hoặc vài giờ, cũng có thể từ 1-2 ngày sau khi hệ tiêu hóa tiêu thụ hết thực phẩm. Một số trường hợp người bệnh có thể nghĩ đến ngộ độc  khi:

Có những biểu hiện khác thường sau khi ăn uống một thực phẩm nào đó.

Những người cùng ăn chung một loại thực phẩm có biểu hiện giống nhau, trong khi những người không ăn loại thực phẩm đó không có biểu hiện gì.

Gặp phải những triệu chứng ngộ độc thực phẩm đặc trưng như đau bụng dữ dội, nôn mửa, tiêu chảy.

Thực phẩm vừa ăn uống có mùi vị lạ, ôi thiu, thậm chí có thể có giun sán.

Bên cạnh đó, tùy theo nguyên nhân gây trúng thực, người bệnh có thể gặp các triệu chứng như:

Ngộ độc do vi sinh vật: Các loại vi khuẩn, virus hoặc các độc tố từ vi sinh vật là một trong những nguyên nhân ngộ độc thực phẩm. Trường hợp này, người bệnh sẽ có các biểu hiện như đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy; các biểu hiện mất nước như khát nước, khô môi; hoặc nhiễm trùng gây sốt, liên tục vã mồ hôi. 

Ngộ độc do thực phẩm nhiễm hóa chất: Người bệnh sẽ có những triệu chứng khá phức tạp, không chỉ ở hệ tiêu hóa mà còn xuất hiện bất thường ở các cơ quan khác như đau đầu, chóng mặt, nhịp tim nhanh bất thường, trụy mạch,…

Ngộ độc do thực phẩm chứa độc tố tự nhiên: Các thực phẩm vốn chứa sẵn độc tố như sắn, măng, có nóc, cóc,… nếu không được chế biến đúng cách khi ăn vào sẽ gây nên những triệu chứng bất thường.

Biến chứng nguy hiểm của ngộ độc thức ăn

Ngộ độc thức ăn (ngộ độc thực phẩm) nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như:

Rối loạn thần kinh: Người bệnh nhìn mờ, nhìn đôi, nói khó, có thể nói ngọng; bị tê liệt cơ, gặp tình trạng co giật, đau đầu, chóng mặt.

Rối loạn tim mạch: Người bệnh có thể tụt huyết áp, loạn nhịp tim, khó thở, đau ngực.

Ảnh hưởng hệ tiêu hóa: Thấy máu và chất nhầy lẫn trong phân, đau bụng dữ dội và đau ở các vị trí khác như đau cổ, đau họng, đau ngực.

Sức đề kháng giảm sút: Sức đề kháng của người bị ngộ độc suy giảm nghiêm trọng, đặc biệt là ở trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, người lớn tuổi hoặc những người đang điều trị bệnh phải sử dụng các thuốc gây ức chế miễn dịch (đối với các bệnh lý về khớp, ung thư, dị ứng), người bị suy dinh dưỡng, mắc bệnh lý dạ dày tá tràng, bệnh gan, rối loạn sắc tố,… thì tình trạng này có thể nghiêm trọng hơn.

Hướng dẫn sơ cứu, xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm

Khi nhận thấy bản thân hoặc những người xung quanh có những biểu hiện ngộ độc, cần bình tĩnh và áp dụng những biện pháp sơ cứu ngay lập tức để giảm thiểu ảnh hưởng, tác động xấu đến sức khỏe người bệnh.

  1. Gây nôn

Đối với những người có triệu chứng nôn mửa ngay sau khi ăn phải thực phẩm nhiễm độc, hoặc những người bệnh còn tỉnh táo, chưa có triệu chứng ngộ độc cần lập tức dùng mọi biện pháp kích thích để nôn hết những thức ăn ra khỏi dạ dày. Có thể dùng ngón trỏ (đã được rửa sạch) để ép vào góc lưỡi người bệnh, hoặc pha nước muối hòa tan trong nước ấm để kích thích người bệnh nôn càng nhiều càng tốt, hạn chế các loại độc tố ngấm vào cơ thể người bệnh.

Trong quá trình gây nôn cần chú ý:

Khi kích thích người bệnh nôn, nên để người bệnh nằm nghiêng, kê cao phần đầu để chất độc không bị trào ngược vào phổi, hạn chế nguy cơ người bệnh tử vong do sặc hoặc ngạt thở. Đối với trẻ em, cần khéo léo tránh gây xước cổ họng trẻ.

Có thể giữ lại những mẫu thực phẩm nghi ngờ gây ngộ độc, thậm chí giữ cả những mẫu thức ăn người bệnh vừa nôn để có thể xác định chính xác nguyên nhân.

  1. Bù nước

Người bị ngộ độc thực phẩm có thể nôn và tiêu chảy nhiều lần dẫn đến mất nước, do đó cần cho người bệnh uống nhiều nước và nghỉ ngơi. Có thể bù nước cho người bệnh bằng dung dịch oresol được pha theo chỉ dẫn.  

Lưu ý, nếu sử dụng dung dịch oresol phải đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, dùng đúng liều lượng chỉ định như không pha quá ít hoặc quá nhiều nước, không sử dụng dung dịch đã pha quá 24 tiếng, không đun sôi dung dịch,… Nếu nhiều người ngộ độc thức ăn cùng một lúc cần chia dung dịch oresol riêng biệt, không cho uống chung vì có thể khiến tình trạng của những người ngộ độc nhẹ trở nên nghiêm trọng hơn.

  1. Nhanh chóng đưa người bệnh đi cấp cứu tại cơ sở y tế 

Trường hợp người bệnh có những triệu chứng bất thường như co giật, rối loạn ý thức, suy hô hấp không được gây nôn vì có thể nguy hiểm đến tính mạng. Kể cả khi đã thực hiện các bước sơ cứu kể trên, người bệnh vẫn có nguy cơ gặp nguy hiểm bất cứ lúc nào. Do đó, cần đưa người bệnh đến ngay các cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân và có hướng điều trị kịp thời.

Phòng tránh ngộ độc thực phẩm bằng cách nào?

Để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm cũng như các biến chứng nguy hiểm cần chọn lựa thực phẩm an toàn, bảo quản thực phẩm đúng cách, giữ vệ sinh trong khi chế biến và ăn uống hợp vệ sinh bằng nguyên tắc ăn chín uống sôi.

Chọn những thực phẩm an toàn, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, còn hạn sử dụng, không ôi thiu, kém chất lượng.

Không chọn những thực phẩm nhiễm chất độc hóa học, hoặc các loại thực phẩm chứa độc như nấm lạ, khoai tây mọc mầm, cá nóc,…

Bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh ở nhiệt độ phù hợp và trong thời gian cho phép.

Không để thức ăn ở ngoài quá hai giờ; không quá một giờ đồng hồ vào mùa hè hoặc khi thời tiết nắng nóng vì có thể gây hư hỏng, ôi thiu.

Rửa tay trước khi tiếp xúc thực phẩm, trong và sau khi chế biến món ăn để ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn qua đường ăn uống.

Làm sạch các nguyên vật liệu trước khi chế biến món ăn.

Vệ sinh sạch sẽ dụng cụ nấu nướng, ăn uống; rửa sạch bằng xà phòng và nên rửa bằng nước ấm.

Đảm bảo nguyên tắc “ăn chín uống sôi”

Thực hiện nguyên tắc ăn chín uống sôi, chỉ ăn ở những nơi đảm bảo vệ sinh, tránh những nơi bụi bẩn, ẩm thấp; bảo quản, chế biến thức ăn đúng cách tránh nguy cơ vi khuẩn xâm nhập gây ngộ độc…

Vai trò của ngành Quản lý chất lượng và An toàn thực phẩm trong công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

An toàn thực phẩm là vấn đề toàn cầu ảnh hưởng đến hàng tỷ người đang phải đấu tranh với bệnh tật liên quan tới thực phẩm bị nhiễm bẩn.

Ngành Quản lý chất lượng và An toàn thực phẩm đóng vai trò quan trọng trong công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm thông qua các hoạt động như: Kiểm soát chất lượng thực phẩm, kiểm tra và kiểm nghiệm thực phẩm, phân tích các rủi ro tiềm ẩn gây mất an toàn thực phẩm, đề xuất các phương pháp quản lý an toàn thực phẩm nhằm ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm.

Năm 2024, Khoa Khoa học và Công nghệ thực phẩm, Trường Đại Học Lạc Hồng mở ngành Quản lý chất lượng và An toàn thực phẩm.Với chương trình đào tạo bám sát thực tế, đội ngũ giảng viên nhiều kinh nghiệm và đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và các cơ quan nhà nước, các bạn sinh viên sẽ được cung cấp những kiến thức vững vàng để đáp ứng nhu cầu tuyển dụng trong tương lai.

KHOA KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM TUYỂN SINH NĂM 2024

  1. Đại học chính quy: 

Ngành Công nghệ thực phẩm - Mã ngành: 7.54.01.01. Thời gian đào tạo: 4 năm. Với các chuyên ngành:

+ Công nghệ thực phẩm;

+ Quản lý chất lượng và An toàn thực phẩm;

+ Khoa học thực phẩm và Dinh dưỡng.

Ngành Khoa học môi trường - Mã ngành: 7.44.03.01. Thời gian đào tạo: 4 năm. Với các chuyên ngành:

+ Công nghệ môi trường;

+ An toàn, Sức khỏe và Môi trường;

+ Năng lượng xanh và Sinh thái môi trường.

  1. Văn bằng 2 - Liên thông (buổi tối - online)

Ngành Công nghệ thực phẩm - Mã ngành: 7.54.01.01. Thời gian đào tạo: 18 tháng. Với các chuyên ngành:

+ Công nghệ thực phẩm;

+ Quản lý chất lượng và An toàn thực phẩm;

+ Khoa học thực phẩm và Dinh dưỡng.

Ngành Khoa học môi trường - Mã ngành: 7.44.03.01. Thời gian đào tạo: 18 tháng. Với các chuyên ngành:

+ Công nghệ môi trường;

+ An toàn, Sức khỏe và Môi trường;

+ Năng lượng xanh và Sinh thái môi trường.

KHOA KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM CÓ ƯU ĐIỂM

1. 100% Giảng viên có trình độ tiến sĩ, thạc sĩ được đào tạo phương pháp giảng dạy và đánh giá theo chuẩn quốc tế, với hơn 15 năm kinh nghiệm, hiện đang làm cố vấn chuyên môn cho các doanh nghiệp và cơ quan quản lý.

2. 100% Chương trình đào tạo được xây dựng dựa theo nhu cầu thực tế của các doanh nghiệp và cơ quan quản lý chuyên môn.

3. 100% Sinh viên tốt nghiệp ĐÚNG thời gian đào tạo và được hỗ trợ xin việc làm.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Văn phòng Trưởng khoa:  Tiến sĩ Lê Thị Thu Hương

       - Phòng I.405, Cơ sở 6, Trường ĐH Lạc Hồng. Số 10 Huỳnh văn Nghệ, Phường Bửu Long, Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai.

       - Tel: (0251). 3953.442 / 3951795

       - Fax: 0251. 3952534

Văn phòng Phó trưởng Khoa:  ThS Lê Phú Đông

       - Phòng I.408, Cơ sở 6, Trường ĐH Lạc Hồng. Số 10 Huỳnh Văn Nghệ, Phường Bửu Long, Biên Hòa, Đồng Nai.

  •        - Tel: (0251).3951.795 
  •        - Fax:  0251.3952.534
Khoa Khoa học và Công nghệ thực phẩm

Ngộ độc thực phẩm, triệu chứng, hướng dẫn sơ cứu và vai trò của ngành Quản lý chất lượng và An toàn


      • Địa chỉ: Số 10, Huỳnh Văn Nghệ, P. Bửu Long, Tp. Biên Hòa - Tỉnh Đồng Nai
      • Điện thoại: 0251 3952 778
      • Email: lachong@lhu.edu.vn
      • © 2023 Đại học Lạc Hồng
        1,575,754       1/712