Thời gian gần đây, một số ổ dịch bạch hầu bùng phát tại các tỉnh vùng Tây Nguyên như Đắk Nông, Kom Tum… đã khiến hàng nghìn người phải thực hiện cách ly. Các bạn sinh viên hãy theo dõi chia sẻ của TS BS. Huỳnh Minh Tuấn – Trưởng khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn Bệnh viện Đại học Y Dược để tìm hiểu về mức độ nguy hiểm, đối tượng dễ mắc bệnh, nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng và các biện pháp phòng ngừa, điều trị bệnh bạch hầu.
Bệnh bạch hầu là gì? Nguyên nhân gây bệnh?
Bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn nhiễm độc cấp tính và nguy hiểm với đặc trưng là có giả mạc (màng giả) ở các vùng a-mi-đan, hầu họng, thanh quản. Bệnh cũng có thể xuất hiện trên da hoặc các màng niêm mạc khác như kết mạc mắt hoặc niêm mạc của đường tiết niệu-sinh dục. Bệnh có khả năng lây lan nhanh chóng và gây thành dịch. Nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm phải những dòng vi khuẩn bạch hầu (tên khoa học là Corynebacterium diphtheriae) có khả năng sản sinh ngoại độc tố (độc tố bạch hầu).
Bạch hầu có phải là một bệnh nguy hiểm? Tỉ lệ tử vong của bệnh này là bao nhiêu?
Đây là một bệnh rất nguy hiểm. Trong các thể bệnh nặng (ví dụ bạch hầu thanh quản), người bệnh thường có tình trạng nhiễm khuẩn nhiễm độc rất nặng, ngoại độc tố bạch hầu ngoài gây tổn thương tại chỗ là giả mạc còn gây nhiễm độc thần kinh, viêm cơ tim, có thể dẫn đến tử vong trong vài ngày đến 1 tuần. Tỉ lệ tử vong 5-10%.
Bệnh bạch hầu lây lan thế nào? Những đối tượng dễ mắc bệnh?
Phương thức lây truyền của vi khuẩn bạch hầu:
Bệnh thường gặp ở những đối tượng nào?
Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, cả nam và nữ đều có khả năng mắc bệnh. Tuy nhiên với trẻ nhỏ có hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh, người cao tuổi có sức đề kháng yếu, hoặc những người mắc các bệnh mạn tính, người đang phải sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch (làm suy giảm sức đề kháng của cơ thể) thì sẽ dễ mắc bệnh hơn. Các cộng đồng dân cư có mật độ dân số cao cũng có khả năng lây lan bệnh nhiều và nhanh.
Triệu chứng của bệnh bạch hầu là gì?
Các triệu chứng bệnh sẽ bắt đầu xuất hiện trong vòng 2 - 5 ngày sau khi nhiễm phải vi khuẩn như:
Biến chứng trong bệnh bạch hầu?
Bệnh bạch hầu điều trị như thế nào?
Người đã tiêm chủng có nguy cơ nhiễm lại bệnh hay không?
Chủ động phòng chống bệnh bạch hầu, nhất là gia đình có con nhỏ?
Cần thực hiện thường xuyên công tác tuyên truyền giáo dục sức khoẻ, cung cấp những thông tin cần thiết về bệnh bạch hầu cho mọi người, nhất là cho các bậc phụ huynh, thầy cô giáo (đặc biệt trong các trường mầm non, nhà trẻ, các trường cấp 1) để họ có đầy đủ kiến thức và năng lực thực hành nhằm phát hiện sớm bệnh, cách ly, phòng bệnh và cộng tác với cán bộ y tế; cho trẻ em đi tiêm vắc-xin phòng bệnh bạch hầu. Nên vệ sinh phòng bệnh bằng cách giữ nhà ở, nhà trẻ, lớp học, phòng làm việc… phải thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng mặt trời; thường xuyên vệ sinh, khử khuẩn, tẩy uế nhà cửa phòng ốc…
Nên hướng dẫn trẻ vệ sinh tay với nước và xà phòng ở các thời điểm trước khi ăn, sau khi vệ sinh, khi nhìn thấy tay bẩn; hướng dẫn trẻ vệ sinh thân thể: tắm rửa sạch sẽ, thay quần áo thường xuyên hàng ngày; hướng dẫn trẻ vệ sinh hô hấp: dùng khăn giấy che mũi và miệng khi ho, hắt hơi; sau đó bỏ khăn giấy vào thùng rác (tốt nhất là loại có nắp đậy) và vệ sinh tay ngay với nước và xà phòng.
Hiện đã có một vài địa phương xuất hiện bệnh bạch hầu, vì vậy nên hạn chế đến nơi tụ tập đông người nếu không cần thiết. Nên cho trẻ đi tiêm vắc-xin phòng bệnh bạch hầu đầy đủ theo Chương trình tiêm chủng mở rộng. Nếu có thể thì sau khoảng 5 năm tiến hành xét nghiệm phản ứng Schick để đánh giá tình trạng miễn dịch bạch hầu ở trẻ em.
Theo TS BS. Huỳnh Minh Tuấn – Trưởng khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn
Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM