Tuyên truyền

Sinh viên đang học  »  Tuyên truyền


Sinh viên cần cẩn trọng, tỉnh táo trước các thủ đoạn lừa đảo, chiếm đoạt tài sản tinh vi trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội

Trong bối cảnh toàn tỉnh đang thực hiện giãn cách xã hội vì dịch bệnh, nhiều đối tượng xấu đã tăng cường hoạt động cùng nhiều thủ đoạn, phương thức tinh vi. Theo đó, Công an đã cảnh báo một số trường hợp lừa đảo chiếm đoạt tài sản dựa vào các hình thức thanh toán, chuyển tiền qua ngân hàng trong thời gian gần đây.  


 

(ảnh minh họa)

Sinh viên Trường Đại học Lạc Hồng cần lưu ý một số trường hợp, hình thức lừa đảo tinh vi từ các nhóm đối tượng xấu, nhằm phòng tránh việc bị chiếm đoạt tài sản, thông tin trong giai đoạn giãn cách hiện tại. Dưới đây là một số tình huống được cảnh báo:

I. Lừa đảo thông qua các hành vi mạo danh ngân hàng, nhân viên ngân hàng:

1. Đối tượng mạo danh nhân viên ngân hàng với lý do kiểm tra số dư và giao dịch của khách hàng. Sau khi đọc tên khách hàng và 06 số đầu tiên của thẻ ghi nợ nội địa, đối tượng yêu cầu khách hàng đọc dãy số còn lại trên thẻ để xác nhận thông tin; sau đó thông báo ngân hàng sẽ gửi tin nhắn cho khách hàng và yêu cầu đọc mã 06 số trong tin nhắn (thực chất là OTP để thực hiện giao dịch thanh toán trực tuyến). Trường hợp khách hàng thực hiện theo yêu cầu của đối tượng thì có thể gây rủi ro mất tiền trong tài khoản thẻ. 

2. Đối tượng lừa đảo chuyển một khoản tiền nhỏ vào tài khoản khách hàng và mạo danh nhân viên ngân hàng gọi điện hoặc gửi tin nhắn (với tên hiển thị là thương hiệu ngân hàng) cho khách hàng, ận thông tin, mở khóa lệnh chuyển tiền... nhằm lừa đthông báo giao dịch chuyển tiền bị treo và yêu cầu khách hàng truy cập vào đường link trong tin nhắn để tra soát giao dịch, xác nhảo khách hàng cung cấp thông tin bảo mật dịch vụ ngân hàng điện tử, sau đó chiếm quyền kiểm soát tài khoản của khách hàng. Các đối tượng cũng có thể lập website mạo danh ngân hàng để tiếp nhận, hỗ trợ giải đáp thắc mắc về dịch vụ, sản phẩm nhằm thu thập thông tin cá nhân và tài khoản của khách hàng. 

3. Đối tượng gửi thư điện tử (email) có tên ngân hàng và chữ ký của nhân viên ngân hàng nhưng đều là mạo danh, thông báo một khoản tiền được chuyển đến yêu cầu người nhận xác nhận bằng cách mở tệp (file) hoặc đường link có chứa mã độc để thực hiện hành vi chiếm đoạt tiền từ tài khoản ngân hàng. 

4. Đối tượng sẽ chuyển tiền vào tài khoản khách hàng với nội dung cho vay, sau đó gọi điện để thông báo nhầm số tài khoản và yêu cầu chuyển trả vào một số tài khoản khác (không phải số tài khoản đã chuyển đến). Tuy nhiên, một thời gian sau khách hàng vẫn được thông báo nợ cùng với số tiền lãi vay. Một số trường hợp khác giả danh ngân hàng và gọi cho người bị hại thông báo chuyển nhầm sau đó yêu cầu vào đường link để làm theo thủ tục hoàn trả, điền thông tin cá nhân và chiếm đoạt tiền trong tài khoản ngân hàng.

5. Người bị hại nhận được tin nhắn mạo danh ngân hàng (tin nhắn này lưu cùng mục với tin nhắn ngân hàng trong điện thoại người bị hại) thông báo tài khoản có dấu hiệu hoạt động bất thường và yêu cầu truy cập đường link hướng dẫn, cung cấp thông tin bảo mật để tra soát nhằm chiếm đoạt tiền trong tài khoản của khách hàng. 

 

Các bạn sinh viên cần lưu ý khi thanh toán trực tuyến để tránh bị đối tượng xấu tiếp cận

(ảnh minh họa)

II. Lừa đảo thông qua các hành vi mạo danh công ty tài chính, cung cấp dịch vụ viễn thông:

1. Đối tượng mạo danh công ty tài chính để cho vay bằng việc cài đặt ứng dụng (như ứng dụng Auto Cash,...) để giải ngân khoản tiền “ảo” (không có thực), kèm theo những thông tin, hình ảnh giả mạo nhằm lừa đảo, chiếm đoạt tiền đặt cọc của khách hàng.

2. Đối tượng mạo danh nhân viên nhà mạng, hỗ trợ chuyển đổi SIM 3G thành 4G theo cú pháp hướng dẫn. Tuy nhiên, hành động này thực tế là chuyển đổi quyền sử dụng số điện thoại sang cho đối tượng lừa đảo. Nếu số điện thoại có đăng ký các dịch vụ tiện ích, dịch vụ ngân hàng, các thông tin liên quan về giao dịch, mã OTP,... có thể dẫn đến rủi ro mất tiền trong tài khoản.

Quý thầy cô, các bạn sinh viên cần cẩn trọng, tỉnh táo và bình tĩnh khi nhận được các thông tin, phương thức liên hệ khả nghi thông qua các trường hợp như trên. Nếu phát hiện các trường hợp có dấu hiệu lừa đảo, có thể trình báo cho Công an phường hoặc Nhà trường.

Lợi dụng tình hình giãn cách xã hội, nhiều đối tượng xấu đã tăng cường hoạt động, nhắm vào tâm lý ít tiếp xúc, giao tiếp thường xuyên của người dân. Do vậy, bên cạnh việc nghiêm túc thực hiện các nguyên tắc phòng chống dịch Covid-19, cán bộ - giảng viên - nhân viên và các bạn sinh viên trường Đại học Lạc Hồng cần nêu cao tinh thần cảnh giác, bảo vệ bản thân và gia đình trước những hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.


Nguồn: Tham khảo từ báo công an nhân dân online (https://cand.com.vn/doi-song/Canh-bao-thu-doan-vo-chuyen-nham-tien-de-lua-dao-i620123/)

 


  • Địa chỉ: Số 10, Huỳnh Văn Nghệ, P. Bửu Long, Tp. Biên Hòa - Tỉnh Đồng Nai
  • Điện thoại: 0251 3952 778
  • Email: lachong@lhu.edu.vn
  • © 2023 Đại học Lạc Hồng
  2,328,115       1/861